Ngày xửa ngày xưa, không phải xưa thật là xưa mà mới chỉ cách đây chừng 30 năm. Khi đó, tôi chỉ là cậu bé chừng 10 tuổi, sống tại vùng quê, dưới mái nhà nghèo nhưng môi trường xung quanh thật là thanh bình, yên ả và nhất là trong sạch.
Lá chuối có nhiều công dụng, giúp thay thế túi ni lông để bảo vệ môi trường – Ảnh: Nguyên Mi
Xung quanh nhà trồng thật nhiều cây chuối. Nhà tôi trồng chuối không chỉ để ăn quả mà còn lấy lá bán. Những cây chuối ra thật nhiều tàu lá to dài vun vút lên trời, có những tàu lá to bằng cái võng ru em bé thì chị hai chọn cắt những tàu lá đã ngả màu xanh đậm. Những cây chuối cao quá tầm chị hai, nên chị phải dùng liềm buộc vào một cây sào tầm vông mà cắt những tàu lá chuối.
Một buổi trưa chị cắt được vài chục lá. Thế là, tôi phụ chị rọc phần lá ra khỏi tàu. Rọc làm sao cho nguyên bẹ lá còn nguyên. Mấy chị em ngồi lau lá cho sạch bụi rồi đem ra sân phơi qua một con nắng. Đến chiều thì lá chuối bắt đầu mềm mại, như vậy thì mới dùng để gói “bánh” được (ngày ấy hễ cái gì ăn được thì tôi gọi là “bánh”). Mấy chị em lại cẩn thận cuộn các bẹ lá lại thành từng xấp.
Sáng sớm hôm sau, chị hai đem những xấp lá chuối ra chợ bán cho các bà, các chị bán xôi, bán khoai, bán dưa muối, bán mắm… Các bà, các chị toàn dùng lá chuối để gói “bánh”. Chị hai đổi được ít đồng mua xôi, mua khoai về cho các em ăn. Khỏi phải nói là xôi và khoai nóng mà chị hai mua về thật là ngon vì ngoài hương vị của “bánh” còn hòa quyện với hương lá chuối.
Thế rồi “mở cửa”. Đằng sau “cánh cửa” không phải là cảnh thần tiên, có bụt, có tiên hay nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn hiện ra, thay vào đó là nền kinh tế thị trường, giao thương quốc tế.
Thế rồi cũng không biết ai là người đầu tiên nhập vào Việt Nam máy móc, thiết bị và nguyên liệu để sản xuất túi ni lông. Nhưng từ ngày ấy, tôi bắt đầu thấy hằng hà sa số túi ni lông vương vãi khắp nơi. Người ta không còn gói “bánh” bằng lá chuối nữa mà nhanh chóng thay vào đó là túi ni lông. Ngày ấy, tôi chưa hiểu được tác hại sâu xa của túi ni lông đối với môi trường sống mà chỉ thấy ghét nó bởi vì:
Thứ nhất, nó có mùi hôi. Những “chiếc bánh” được gói bằng túi ni lông bị lây nhiễm luôn cái mùi hôi của nó. Thứ nhì là tiếng động xột xoạt mỗi khi mở túi ni lông lấy “bánh” ăn. Thứ ba là nó bay vương vãi khắp nơi từ đầu làng đến cuối làng, trông rất bừa bộn. Tuy tôi là cậu bé nghèo nhưng không thích sự bừa bộn.
Cậu bé trong chuyện cổ tích ngày nào giờ đã trở thành người đàn ông hơn 40 tuổi nhưng vẫn còn ấm ức về chuyện “người ta” lấy mất đi mùi vị “chiếc bánh” thơm ngon được gói bằng lá chuối. Cho nên, hắn quyết tìm cho ra được những cái xấu của túi ni lông và hành động của các nước trên thế giới về việc cắt giảm sử dụng túi ni lông: https://www.facebook.com/lachuoixuatkhau/
Sau khi túi ni lông được sử dụng, hầu hết bị vứt ra môi trường. Theo năm tháng chúng bị dồn ứ trong môi trường và trở thành rác. Các túi ni lông sẽ trôi theo đường nước, ra công viên, ra bãi biển, và tràn ngập đường phố. Và nếu chúng bị đốt đi thì chúng thải ra khí độc.
Giết thú
Khoảng 100.000 con thú như cá heo, rùa, cá voi, chim cánh cụt bị giết hằng năm vì những túi ni lông bị thải ra môi trường. Có những con thú ăn túi ni lông vì nhầm tưởng là thức ăn cho nên bị chết. Và tệ hơn là các túi ni lông bị nuốt vẫn còn nguyên sau khi thú chết và phân hủy. Thế rồi những chiếc túi ni lông đó quay lại môi trường và tiếp tục gây hại. https://www.facebook.com/lachuoixuatkhau/
Một trong những tác động xấu nhất đến môi trường là tính không bị phân hủy của túi ni lông. Sự phân hủy mất khoảng 400 năm. Trong khi đó chẳng ai trong thế giới hiện tại này có thể sống lâu để chứng kiến sự phân hủy của nhựa. Vì vậy, cứu lấy môi trường là cứu thế hệ mai sau và động vật mai sau.
Petroleum (dầu hỏa) dùng để sản xuất túi ni lông
Các sản phẩm dầu hỏa đang dần cạn kiệt và trở nên đắt đỏ vì chúng ta sử dụng nguồn tài nguyên không phục hồi này ngày càng tăng. Dầu hỏa là nguyên liệu sống còn cho cuộc sống hiện đại vì nó phục vụ cho năng lượng, nhà máy, vận chuyển, khí đốt, thắp sáng… Nếu không có nguồn tài nguyên thay thế khi dầu hỏa cạn hết thì thế giới cũng bị ngưng trệ. Để làm ra các sản phẩm nhựa thì mất khoảng 60 – 100 triệu thùng dầu trên thế giới vào mỗi năm. Dĩ nhiên, nguyên liệu quý hiếm này không đáng bị lãng phí cho việc sản xuất túi ni lông.
Hành động của châu u và Mỹ về việc cắt giảm sử dụng túi ni lông.
Theo nguồn “Compiled by Earth Policy Institute, www.earth-policy.org, April 2014”
Tháng 1.2014: Los Angeles là thành phố lớn nhất nước Mỹ cấm sử dụng túi ni lông
Tháng 4.2014: Các thành viên trong Quốc hội châu u yêu cầu các quốc gia thành viên cắt giảm sử dụng túi ni lông 50% trước năm 2017 và 80% trước năm 2019.
Tháng 4.2014: Hơn 20 triệu dân của 132 thành phố và hạt của Mỹ không được sử dụng túi ni lông hay sẽ bị chịu thuế.
Cậu bé năm nào vẫn mong đến một ngày nào đó những “chiếc bánh” được gói bằng lá chuối thơm phức sẽ trở lại và câu chuyện cổ tích về lá chuối sẽ tiếp tục sống với thế hệ mai sau.
Mạc Tuấn Cương (*)
(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một kỹ sư đang sống và làm việc tại TP.HCM