Từ bao đời nay, chuối luôn được coi là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và thường thấy trong mọi gia đình, có khi là món ăn chính, có khi là món ăn phụ hoặc được chế biến thành nhiều món tráng miệng, món ăn vặt khác nhau. Đây được coi là thực phẩm đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể con người, có thể sử dụng chuối hằng ngày. Vậy ăn chuối nào tốt nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn, cùng tìm hiểu 5 loại chuối được dùng phổ biến qua bài viết sau.
Ăn chuối nào tốt nhất để có tác dụng dinh dưỡng đầy đủ của chuối
Các loại chuối hầu như đều có thành phần dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khoẻ, được coi là một loại trái cây lành tính, cụ thể như: giàu hàm lượng vitamin C, hàm lượng kali cao, chuối có nhiều chất xơ nhưng hàm lượng calo lại thấp. Có nhiều loại chuối phổ biến như: chuối tiêu – chuối già, chuối sứ – chuối xiêm – chuối tây, chuối hột, chuối ngự, chuối cau, ….. Đều là những loại chuối dễ tìm và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày của gia đình Việt.
1. Chuối tiêu
Chuối tiêu hay một số nơi còn gọi là chuối già hoặc các tên gọi dân gian như ba thư, bản tiêu, tiêu tử, ba quả… đây là loại chuối có hình dáng như trăng lưỡi liềm, vỏ có từ 5 đến 6 cái gờ, cuống khá ngắn. Kích thước chuối không quá lớn.
- Màu sắc: có màu xanh khi chưa chín, lúc chín sẽ chuyển sang màu vàng ươm và lốm đốm, ruột màu vàng nõn
- Mùi vị: Thơm và phần thịt của chuối ngọt đậm, tính hàn, mềm, nhiều nước.
- Thành phần chủ yếu của chuối tiêu là protein, tinh bột, chất béo, các loại đường, phốt pho, calci, kẽm, vitamin A, C, E, B11, chất gôm… Ngoài ra chuối tiêu còn chứa nhiều Pectin – 1 Glucid giúp tiêu hóa tốt và chống nhiễm trùng đường ruột.
Chuối tiêu có nhiều công dụng như: làm đẹp da, giảm cholesterol, điều trị bệnh cao huyết áp, trị bệnh trầm cảm, giảm béo, điều trị ngứa ngoài da, điều trị ho… Đặc biệt, với chuối tiêu khi ăn đói và hầm nhừ ăn cả vỏ sẽ có tác dụng nhuận tràng, giảm thiểu khả năng tiêu ra máu rất tốt. https://www.facebook.com/lachuoixuatkhau
2. Chuối sứ
Chuối sứ là tên gọi phổ biến của loại chuối này, ngoài ra loại chuối này còn có một cái tên gọi khác là chuối xiêm – vì do ngày xưa vua Xiêm La triều cống cho nước ta.
- Hình dáng: hai đầu thon và nhỏ, phần giữa to hơn, trên vỏ có 3 gờ và cuống dài
- Màu sắc: có màu xanh khi chưa chín, khi chín có màu màu vàng, phần thịt màu trắng nõn. Chuối thường được hái khi còn ương.
- Mùi vị: có vị ngọt
Tác dụng của chuối sứ:
+ Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: các loại vitamin, tinh bột, protein, các chất khoáng như magie, natri, canxi, kẽm, sắt, kali, phosphat, …
+ Được sử dụng rộng rãi, không chỉ là trái cây ăn bình thường mà còn được dùng để chế biến rất nhiều món ăn như kem chuối, chè chuối, chuối chiên, chuối nướng, chuối luộc…
+ Có thể được dùng khi còn xanh, bào vỏ thái lát mỏng để ăn sống, dùng trong rau ghém, đồ cuốn ăn kèm.
+ Chứa 2 hợp chất là Serotonin và Norepinephrine (NE) có tác dụng quan trọng trong y học
Có nên ăn chuối sứ khi đói không?
Không nên ăn chuối sứ khi đói sẽ làm tăng đột ngột lượng magie trong cơ thể gây tình trạng mất cân bằng cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy nên ăn chuối sau khi ăn cơm no sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn vì nó làm trung hòa axit trong hệ tiêu hóa của bạn.
Ăn chuối tiêu và chuối sứ, chuối nào tốt hơn?
Mỗi loại chuối đều có mùi vị khác nhau và đều có những công dụng dinh dưỡng nhất định, nói chung đều rất tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy để xác định ăn chuối tiêu hay chuối sứ loại nào sẽ tốt hơn thì còn tùy thuộc vào sở thích của bạn để có thể thấy ngon miệng khi ăn, có thể dùng hằng ngày để có giá trị dinh dưỡng đầy đủ. Vì khoa học đã chứng minh mỗi ngày thưởng thức 2 quả chuối sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa và dinh dưỡng cơ thể, giúp cơ thể tăng cường đề kháng rất hiệu quả, nên việc bạn dùng chuối nào đều sẽ tốt cho cơ thể của bạn.
3. Chuối ngự
Đây là loại chuối khá đặc trưng, có một điển tích việc vua Trần trong một lần nghỉ chân đã ăn chuối được trồng tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (xưa là phủ Lý Nhân) và thấy rất ngon nên ban thưởng và từ đó loại chuối này có tên là chuối ngự hay còn gọi là chuối tiến vua.
- Chuối ngự đặc biệt có 3 loại:
+ Chuối ngự trắng quả to, khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, sáng bóng, quả hơi tròn lẳn, thịt quả vàng thơm nhẹp.
+ Chuối ngự trâu quả to, vỏ quả khi chín có màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng nhạt, không có hương thơm. https://www.facebook.com/lachuoixuatkhau
+ Chuối ngự mít quả nhỏ, thon, khi chín vỏ quả mỏng và có màu vàng đậm, thịt quả vàng hơi hồng, hương thơm ngát.
- Thành phần chứa nhiều kali, axit amin, 11 loại khoáng chất và 6 vitamin. Chuối ngự có độ cứng là 0, 54-0,23 kgf, chất khô hòa tan 28,80 – 21,50 oBr, hàm lượng vitamin C 24,64 – 12,30 mg/100g, hàm lượng đường từ 25-19,53 %, tannin là 0,02-0,001%. Như vậy lượng vitamin C có trong chuối ngự cao hơn hẳn so với các loại chuối khác như chuối tiêu hay chuối xiêm.
- Tác dụng: ăn chuối ngự thường xuyên giúp cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể (1 quả chuối trung bình chứa khoảng 88 -104 calo (kcal). Lượng calo này được hình thành chủ yếu từ carbohydrate)
Lưu ý: không nên ăn quá 2 quả chuối ngự một ngày, không ăn khi đói và nên ăn chuối khi đã chín kỹ.
Ăn chuối ngự có tốt không?
Đây là câu hỏi được khá nhiều người tìm kiếm, câu trả lời là ăn chuối ngự rất tốt. Chuối ngự có thể dùng cho mọi đối tượng và đều có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời:
+ Đối với trẻ em: được đông y ghi nhận trong việc điều trị chứng cam tích (đầu to, bụng ỏng, đít beo). Cụ thể, trẻ em nhỏ dưới 2 tuổi sẽ được cho ăn chuối ngự thường xuyên bằng cách nạo thìa, đút cho bé để tránh các chứng cam tích.
+ Đối với phụ nữ mang thai: Đây là nguồn cung cấp vitamin khoáng cực tốt cho bà bầu. Nhờ đó giảm triệu chứng nghén, tránh thiếu máu thai kỳ, cung cấp dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời chuối ngự còn giúp bổ sung hàm lượng sắt tự nhiên cho bà bầu, kích thích sản sinh hồng cầu giúp thai nhi phát triển ổn định.
+ Đối với người già: sẽ giúp bình ổn huyết áp, giảm những nguy cơ mỡ máu, tim mạch hay tai biến. https://www.facebook.com/lachuoixuatkhau
+ Đối với chị em phụ nữ: Chuối ngự chín cung cấp một lượng calo lành tính, giúp bạn có đủ năng lượng để hoạt động cho một ngày dài và đặc biệt là hầu như không chứa chất béo nên một số chị em còn dùng loại trái cây này để giảm cân. Cụ thể chuối ngự chứa 75% nước nên đây là loại trái cây bù năng lượng bù nước hiệu quả cho những người tập thể thao tập gym hay giảm cân.
4. Chuối cau
Đây là loại chuối được trồng khá phổ biến trên cả nước, có kích thước từng quả nhỏ bé, một quầy khi chín nhìn rất đẹp mắt.
- Hình dạng: Quả tròn và có hình quả cau, khi chín không có râu ở đầu quả.
- Màu sắc: quả nhỏ có màu vàng ươm khi chín, màu xanh khi chưa chín.
- Mùi vị: Vị ngọt và thơm (chỉ kém thơm sau vị thơm của chuối ngự). Một quả nhỏ nhắn thường được khoảng 2 3 miếng cắn, vị ngọt rất kích thích vị giác.
- Tác dụng của chuối cau tốt cho sức khỏe ra sao?
Chuối cau có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người:
+ Thành phần có giá trị dinh dưỡng quan trọng: chứa lượng chất xơ và một số chất chống oxy hóa vừa đủ. Một quả chuối cau trung bình có chứa khoảng 105 calo và hầu như chỉ bao gồm nước và carbs (glucose, fructose và sucrose), chứa rất ít protein và hầu như không có chất béo.
+ Có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết nhờ chất xơ pectin: chuối không gây ra sự gia tăng đột biến lớn về lượng đường trong máu ở những người khỏe mạnh. Lưu ý: Đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nên tránh ăn nhiều chuối chín và theo dõi lượng đường trong máu cẩn thận khi ăn chuối.
+ Chất xơ trong chuối tiêu giúp cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt nhờ vào kháng tinh bột (trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột) và pectin còn có khả năng chống lại ung thư ruột kết. https://www.facebook.com/lachuoixuatkhau
+ Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: trong chuối có kali, một quả chuối cỡ trung bình 118g có đến chứa 9% RDI kali. Chế độ ăn giàu kali có thể giúp giảm huyết áp và những người ăn nhiều kali có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn tới 27%. Đồng thời với lượng vừa đủ magie chứa trong chuối cau sẽ rất giúp ích cho việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.
+ Ngoài ra, tuy có hình dạng kích thước nhỏ bé, chuối cau còn có thêm những tác dụng khác như: giảm cân, giúp thận tốt hơn, tăng độ nhạy của insulin (liên quan đến tiểu đường tuýp 2), giúp chống thiếu máu….
5. Chuối hột
Chuối hột hay còn gọi là chuối chát bởi cái vị chát của loại chuối này.
- Hình dáng: Quả có cạnh, hai đầu thon nhỏ và cuống dài.
- Màu sắc: Có màu xanh hơi mốc khi chưa chín, lúc chín màu vàng xanh lợt, khi ăn thịt quả nạc và chứa nhiều hạt khá to.
- Mùi vị: Khá ngọt nhưng xen lẫn với vị chua. Chứa hàm lượng chất tanin cao, vì vậy chuối có vị chát nhiều hơn ngọt.
Tác dụng “thần dược” của chuối hột:
+ Được biết đến như một vị thuốc rẻ tiền mà lại mang lại tác dụng to lớn, chuối hột giúp: tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi; trái chuối hột xanh chữa hắc lào, vỏ trái chuối hột chữa kiết lỵ, củ chuối hột chữa cảm nắng, sốt cao…
+ Đặc biệt chuối hột có thể dùng để ngâm rượu chuối hột, là loại rượu thuốc có tác dụng chữa bệnh rất tốt: hỗ trợ điều trị bệnh sạn thận, bổ thận bằng cách uống hằng ngày một lượng ít nhất định, không nên uống để xỉn.
Hướng dẫn cách chọn mua và bảo quản các loại chuối
Hướng dẫn cách chọn mua
- Tránh những quả chuối dập nát, nhũn, chín quá
- Chọn chuối trái vừa tay, không quá lớn sẽ cảm giác no, ngán. Không chọn chuối có vỏ dày, vàng, cuống sống, hơi cứng do hóa chất.
- Chọn nải chuối có quả xanh, quả vàng để chín dần là vừa. Nếu thấy chuối chín đều cả nải thì không chọn vì được ủ thuốc.
- Chọn những quả chuối có chấm màu đen vì có thể có bệnh
- Với chuối xiêm chín cây nên chọn có lớp vỏ màu vàng, hơi khô, mỏng, da hơi thâm kim là chuối ngon, dẻo.
- Đối với chuối xanh: Chọn nải chuối có màu xanh sậm, quả căng bóng cong đều, nếu có lốm đốm chỗ chuyển sang vàng nhẹ.
- Lưu ý vỏ chuối càng xanh nhạt thì là chuối càng non, khi mua về sẽ khó chín, chín cũng không ngon lắm.
Hướng dẫn bảo quản chuối
- Ở nhiệt độ phòng: Chỉ cần treo nải chuối ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng mặt trời, không đặt trên sàn, trên bàn là có thể để chuối lâu được, dân gian thường treo ngang cột nhà. Muốn chuối lâu chín: Đặt lê, bơ chưa chín gần quả chuối. Muốn chuối nhanh chín: Cho chuối vào túi giấy màu nâu. https://www.facebook.com/lachuoixuatkhau
- Chuối chín bảo quản trong tủ lạnh: Tách riêng từng quả chuối cho vào tủ lạnh, không để theo nải.
- Muốn giữ chuối lâu hơn có thể để ngăn đông: Lột vỏ chuối trước khi làm đông, để nguyên trái hoặc cắt lát tùy theo nhu cầu sử dụng. Trường hợp chuối bị thâm đen, dùng nước chanh xịt lên bề mặt chuối để tẩy bớt.
Lời kết
Ăn chuối nào tốt nhất sẽ còn tùy thuộc vào sở thích của cá nhân mỗi người, đôi khi khẩu vị mỗi thành viên trong gia đình là khác nhau, nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì các mẹ nội trợ đôi khi linh hoạt mua các loại chuối khác nhau để bổ sung dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình. Hoặc có thể chế biến thành những món ăn đa dạng khác như làm bánh, nấu chè… hoặc dùng để chữa bệnh như một vị thuốc.
Bất cứ loại chuối nào cũng đều sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm đặc biệt mà từng loại chuối sẽ có, nếu dùng không đúng cách sẽ phản tác dụng đi ngược lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hy vọng với bài chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn để bổ sung chất dinh dưỡng hằng ngày bằng loại trái cây ngon bổ rẻ này.
Nguồn : Sưu tầm